Định luật tuần hoàn của nhóm và chu kỳ trong bảng tuần hoàn hóa học
Chu kỳ trong bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố chứa tất cả các nguyên tố hóa học đã được phát hiện hoặc tạo ra. Chúng được sắp xếp theo thứ tự số nguyên tử của chúng. Trong bảy chu kỳ nằm ngang với các lanthanoit (lantan, 57, đến lutetium, 71) và các actinoid (actinium, 89, đến lawrenci, 103) được tách riêng bên dưới.
Đầu tiên là chu kỳ hydro, bao gồm hai nguyên tố hydro, 1 và heli, 2. Sau đó, có hai chu kỳ gồm tám nguyên tố mỗi loại. Chu kỳ ngắn thứ nhất từ liti, 3 đến neon, 10. Và chu kỳ ngắn thứ hai từ natri, 11 đến argon, 18.
Tiêp theo là hai chu kỳ mỗi chu kỳ gồm 18 nguyên tố. Chu kỳ dài thứ nhất từ kali 19 đến krypton 36. Và chu kỳ dài thứ hai từ rubidi 37 đến xenon 54.
Chu kỳ rất dài đầu tiên gồm 32 nguyên tố từ xesi 55 đến radon 86 được tạo thành 18 cột loại bỏ các lanthanoid (tách riêng dưới bảng). Cho phép 18 cột còn lại gần giống nhau về tính chất vật lý và hóa học.
Nhóm trong bảng tuần hoàn hóa học
Sáu khí hiếm - heli, neon, argon, krypton, xenon và radon nằm ở cuối của sáu chu kỳ đã hoàn thành và tạo thành nhóm 18 của bảng tuần hoàn. Theo thông lệ các hàng ngang của bảng tuần hoàn được coi là chu kỳ và các hàng dọc được gọi là nhóm.
Nhóm đầu tiên, các kim loại kiềm 1a, do đó bao gồm liti, natri, kali xuống đến franxi có tác động hóa học mạnh hơn nhiều các kim loại khác. Nhóm thứ 2 kim loại kiềm thổ gồm berili, magiê, canxi, stronti, bari và rađi tạo thành nhóm 2a nó vẫn phản ứng mạnh nhưng yếu hơn 1a một chút.
Nhóm Bo gồn các nguyên tố nhóm 13(IIIa). Bốn nhóm còn lại nhóm cacbon 12 (IVa) bao gồm cacbon, silic, gecmani, thiếc, chì và flerovi. nhóm nitơ, 15 (Va), bao gồm nitơ, phốt pho, asen, antimon, bismuth và moscovium; nhóm oxy, 16 (VIa), bao gồm oxy, lưu huỳnh, selen, Tellurium, polonium và Livermori; và nhóm halogen, 17 (VIIa), bao gồm flo, clo, brom, iốt, astatine và tennessine.
Mặc dù hydro nằm trong nhóm 1a nhưng nó giống với kim loại kìm hay halogen về tính chất hóa học của nó. Tuy nhiên nó được chỉ định số oxy hóa +1 trong các hợp chất như hydro florua (HF) và -1 trong các hợp chất như liti hydrua (LiH) do đó nó được coi là tương nhự nhóm Ia và VIIa trong bản tuần hoàn. Nó là nguyên tố duy nhất tạo nên các tranh cãi về vị trí trong bảng tuần hoàn do đặc tính độc nhất của nó.
Xu hướng thay đổi tính chất vật lý, hóa học trong bảng tuần hoàn
Tính chất tuần hoàn của các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự số hiệu nguyên tử được thể hiện rõ ràng thông qua việc xem xét các trạng thái vật lý và các tính chất như điểm nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng.
Các nguyên tố nhóm 18 là chất khí khó ngưng tụ. Các kim loại kiềm nhóm 1 là chất rắn mềm nhiệt độ nóng chảy thấp.
Các kim loại kiềm thổ nhóm 2 cứng hơn và nhiệt đô nóng chảy cao hơn nhóm 1 một chút.
Độ cứng và điểm nóng chảy tiếp tục tăng qua các nhóm 13(IIIa) và 14(IVa), sau đó giảm dần qua nhóm 15 (Va), 16 (VIa) và 17 (VIIa).
Hóa trị của các nguyên tố có tương quan chặt chẽ với vị trí trong bảng tuần hoàn. Các nguyên tố nhóm chính có hóa trị dương cực đại hay số oxy hóa bằng số thứ tự của nhóm, và số hóa trị âm bằng 8 – số nhóm.
Các tính chất hóa học chung như sự tạo thành kim loại hoặc bazo, á kim hoặc lương tính, phi kim hoặc axit có tính tương quan với bảng tuần hoàn theo một cách đơn giản.
Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất nằm ở bên trái và cuối bảng. Phi kim mạnh nhất nằm ở bên phải và phía trên bỏ qua khí hiếm.
Các á kim nằm ở dưới đường chéo từ boron đến polonium.
Kích thước nguyên tử thay đổi đều đặn trong bảng tuần hoàn tăng dần từ trái sang phải.
Bài viết liên quan: